1. Giới thiệu về bánh Cao Chằng
Vừa nghe qua cái tên Cao Chằng, bạn sẽ cảm thấy thú vị và thắc mắc vì sao nó lại được gọi là bánh Cao Chằng?
Bánh Cao Chằng hay bánh Cao Sằng, có nghĩa từ tiếng dân tộc Tày, Nùng “Cao Chằng hay Sằng” mang ý nghĩa chỉ tầng tầng, lớp lớp đơn giản là bánh có nhiều tầng, vừa được truyền miệng rộng rãi đến người dân các tỉnh khác với tên gọi là bánh Cao Chằng.
Xuất hiện từ lâu, nhưng món bánh Cao Chằng vẫn có vị thế của nó trong lòng thực khách tại quê nhà, được xem là món bánh 2 đất nước Việt Nam – Trung Hoa, từ những thế kỷ trước trước khi người dân Trung Hoa lần đầu đặt nền móng giao thương giữa Việt Nam với Trung Hoa, món bánh này đã được người Hoa mang đến Lạng Sơn để bán, tặng biếu người dân nơi đây với tên gọi bánh “Cao Sằng”.
Dần dà theo thời gian, món bánh Cao Chằng này đã không thể thiếu trong thực đơn ngày lễ, cúng bái ông bà tổ tiên, món tráng miệng của người dân Lạng Sơn, nên nó được dần biến tấu về hương vị qua thời gian để phù hợp với khẩu vị của người dân Việt Nam.
Từ đây bánh Cao Chằng hay còn gọi là bánh Cao Sằng đã trở thành một nét đẹp ẩm thực độc đáo trong văn hóa ẩm thực Lạng Sơn nói riêng, và được du ngoạn đến khắp nơi trên đất nước Việt Nam, và chiếm được vị trí của nó trong lòng thực khánh.
2. Cách làm bánh Cao Chằng
Cách chế biến bánh Cao Chằng khá đơn giản, nhưng nó đòi hỏi phải chuẩn bị nguyên vật liệu qua nhiều khâu, thành phần chính của bánh là gạo tẻ, được lựa chọn loại gạo già, hạt đều nhau, có màu trắng và tỏa hương thơm.
Trước khi xay gạo phải được ngâm qua đêm, đem xay nhuyễn rồi mới nào thành bột, sau đó đong bột vào khuôn bánh, hấp chín đến 3 lần, để sắp thành 3 lớp bánh và đặc biệt phải hấp cách thủy thì bột sau khi chín mới giữ được hương vị của gạo tẻ.
Hấp đến khi chín 3 lớp bột, thì lúc này mới rắc phần nhân lên trên, nhân bánh được chế biến từ thịt lợn băm kèm hành khô rồi đem đi xào chín sau đó được phết lên trên mặt bánh để giữ mùi vị ngon hơn, lâu và đậm đà hơn.
Cuối cùng, khâu quan nhất để quyết định độ ngon, dẻo của bánh, sau khi hấp chín bánh sẽ được cắt thành miếng, rắc thêm hành lá, đậu phộng rang, rau mùi lên phía trên và thường thức với nước canh xương hầm.
Bánh Cao Chằng đạt độ ngon nhất là khi phần bánh mềm, mùi vị bùi bùi của gạo kèm nhân thịt bâm ngon đậm đà, béo ngậy hành mỡ, thưởng thức kèm nước canh hầm xương ống lợn, tùy khẩu vị khi thưởng thức mà bạn có thể ăn cùng rau mùi hoặc không
Bánh Cao Chằng thích hợp ăn vào buổi sáng, và ngon nhất vào những ngày trời trở lạnh, khi nào đến Lạng Sơn hay Cao Bằng thì bạn nhớ thưởng thức một lần để cảm nhận nhé.
Để đọc thêm về món ăn đặc sản Cao Bằng, du lịch Cao Bằng vui lòng truy cập tại đây
Mọi thắc về giá xin liên hệ Facebook or SĐT: 0335.303.388
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi, hi vọng bạn sẽ tìm được thông tin bổ ích!