1. Giới thiệu về bánh đúc nóng

    Thơm lừng, nóng hỏi vừa thổi vừa ăn, ăn vào ấm bụng, là bánh đúc nóng, Cao Bằng ngày đông chỉ mong có bánh đúc!

    Được biết đến là 1 trong những loại bánh truyền thống của nước, được chế biến từ bột gạo và nước vôi trong, ăn cùng tương bần, cho vào miệng mùi lạc béo bùi, giòn tan, thấm vị tương đậm đà, nhưng kỳ lạ thay thay người ăn vẫn cảm thấy vị của nó thanh nhẹ chứ không tràn đầy, ngấy ngập.

bánh đúc nóng
Bánh đúc nóng – món ngon Cao Bằng

    Bánh đúc nóng được coi là những món bánh cổ được truyền qua nhiều thế hệ người dân Cao Bằng, nhưng nó vẫn có chỗ đứng trong lòng thực khách, người dân nơi đây tùy theo cách thưởng thức mà ăn, nhưng ăn kiểu nào cũng ngon!

    Không rõ thời gian bánh đúc được ra đời, nhưng đã từ lâu lắm rồi mang hương vị đường phố Cao Bằng, bánh đúc lưu giữ nét đẹp ẩm thực của người dân nơi đây, ăn kèm với lạc, nước chấm chua ngọt, thịt bằm, trộn mỡ, mùi vị của bột gạo sau khi chín tạo độ dẻo nhất định đan xen với nhau tạo thành một hương vị đặc trưng mà khó có loại bánh có thể so bì được, ăn một cái lại muốn ăn thêm cái nữa.

2. Cách làm bánh đúc nóng

    Cách làm bánh đúc

    Cách làm bánh đúc mặn miền bắc được gia truyền lại qua nhiều thế hệ người dân Cao Bằng, đến nay món ăn này đã du ngoạn đi khắp các tỉnh thành Việt Nam, nhưng công thức làm bánh đúc nóng vẫn như vậy, tuy có cải tiến một chút nhưng vẫn giữ lại hương vị đặc trưng, ngon ngon, béo béo, bùi bùi. 

    Để làm bánh đúc bạn có thể tham khảo theo công thức dưới đây:

    Đầu tiên, cần chuẩn bị bột gạo được trộn đều với bột năng, ½ thìa muối, thêm cỡ 500-600ml nước, trộn đều và để bột qua đêm cho nở. đến khi nào xuất hiện nước trắng thì lược bỏ phần nước này, và thay nước khác, đưa bột vào nồi khuấy đều đến khi đặc rồi hạ nhỏ lữa, đảo chảo đến khi bột quện vào dầu ăn có cảm giác mịn, chín thì tắt bếp nếu như bột còn quá đặc thì bạn nên cho thêm nước vào.

Trộn bột làm bánh đúc

    Thứ hai, cần chuẩn bị thịt băm ướp với 1 thìa bột nêm, ½ thì bột canh, ½ thì bột tiêu, trộn đều với thịt băm sẵn và ướp tầm 20 phút cho ngấm gia vị. Ngoài ra cần có thêm nấm hương ngâm nở, thái sợi, băm nhỏ, hành tây băm nhỏ, rau mùi, hành lá băm nhỏ.

    Kế tiếp, đun nóng dầu ăn, xào hành tây > xào thịt băm cho tới khi chín > rồi cho nấm hương vào, cuối cùng cho thêm hành lá đã thái nhỏ sẵn rồi tắt bếp.

Làm bột gạo để chuẩn bị làm bánh

    Cách làm nước chấm

    Để làm nước chấm cho bánh đúc, thường ta sẽ dùng nước mắm, pha vào chén theo tỉ lệ 2 muỗng canh, 1 muỗng đường, giấm, nước mắm rồi khuấy đều, bạn có thể cho thêm tỏi hoặc ớt nếu ăn cay.

Nước chấm đậm đà

    Cách thưởng thức

    Múc bánh ra chén, cho thịt băm đã xào chín, hành phi lên trên, kèm rau mùi nếu thích, sau đó bạn có thể ăn cùng với nước mắm, vừa thổi vừa ăn, bánh đúc nóng là phải ăn nóng mới ngon!

Thưởng thức bánh đúc siêu ngon, siêu bổ dưỡng
Nhiều cách ăn bánh đúc khác nhau
Bánh đúc nhìn thôi là đã thèm!

    Để đọc thêm về món ăn đặc sản Cao Bằng, du lịch Cao Bằng vui lòng truy cập tại đây

    Mọi thắc về giá xin liên hệ Facebook or SĐT: 0335.303.388

    Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi, hi vọng bạn sẽ tìm được thông tin bổ ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *